Category Archives: Văn học

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Phần 7)



Chương 25 

Khi Đào vừa đi như chạy khỏi nhà Minh một lúc, thì bỗng một hồi thông báo tang phía cuối xóm vang lên. Những tiếng thùng thùng cộc cằn đâm xuyên vào bóng chiều đang nhá hơi sương xanh mờ ngang thân tre. Mọi hoạt động tất bật của ban ngày vừa lòng lại, thì hồi trống thông báo về cái chết bỗng làm cho người ta sửng ra, rờn rợn cả chân tóc. Những tiếng nháo nhác hói nhau:

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Phần 6)

Chương 21 

Giữa lúc cả một góc làng sôi độ ngầm ĩ đến như vậy, có cả đốt nhà và trùm áo ném nhau xuống ao, và người bị ném lại không dám khai, khiến cho xung quanh cứ tưởng là ma thật. Đến nỗi vợ Tám và vợ chồng Đào Văn Quàng đều lo lắng bảo hay là mời cô thống Biệu đến cúng giải cho, thì Tám cứ nằm co ro, đầu gối lên cái túi giả da đựng tiền, nói càu nhàu dấm dằn: Thôi thôi loại ma này khiếp lắm, cô thống Biểu không là cây đinh rỉ gì! Vợ Quàng chu chéo lên: Chú đừng có nói nhảm, sàm báng những người làm thầy là toi đấy! Quàng cũng thấy ớn cả sống lưng. Suốt đêm anh chàng khôn ranh như con cò lửa cứ chập chờn giở thức giở ngủ, chỉ sợ ma đến đây tìm Tám lé có khi sớ rớ kéo nhầm chân mình thì bỏ bố!

Hàng xóm nhộn nhạo đến như vậy, mà nhà ông Hàm vẫn lặng lẽ như tờ. Đúng là buồn như nhà có tang! Mọi biến cố của làng cứ như là vô nghĩa đối với bố con ông. Bây giờ chỉ còn ba bố con. Sau khi cúng cơm hết ba ngày cho bà Son, trưởng nam Trịnh Bá Dương lại tất tả khăn gói về trên kia ngay, vi vợ Dương đã đến tháng đến ngày ở cữ. Nhà vắng như chùa bà Đanh. Ban ngày mỗi người một việc, rồi cứ lùi lùi làm, lùi lùi ăn. Cả chủ nhà và chị Bé, tức người đàn bà làm thuê như chỉ còn dùng cái miệng vào việc ăn uống, chứ còn nói và cười thì cho qua! Diễn viên kịch câm còn gọi bằng cụ! Buổi tối ăn cơm xong, Đào lại sang nhà Minh tồ, chứ còn biết đi đâu? Mãi khuya khuya mới về. Bây giờ Đào đi chơi tối, ông Hàm cũng chẳng buồn giám sát nữa. Vừa mở cửa bước vào, cái Hoa đã từ trong buồng hỏi ra, tỉnh như sáo:

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Phần 5)

Chương 17 

Mới nhập nhoạng tối, vợ chồng con cái ông Khừu, tức anh rề và chị gái bà Son đã bỏ giở đống lúa đang đập, trải chiếc chiếu thủng lỗ chỗ ra góc sân ăn cơm. Mùi canh cá, mùi cá kho, mùi gạo mới cứ lửng lên, thơm inh. Giàu ham việc, thất nghiệp ham ăn. Cổ nhân đã dạy thế, thật cấm bỏ câu nào! Nhà ông Khừu tứ thời ở tình trạng cứu đói, nhưng ông tơ bà nguyệt rõ khéo se duyên, hai người cùng chung cái nết được đâu hay đấy, có một ăn hai thì cả vợ lẫn chồng sao mà hợp nhau quá thể! Phải chạy ăn từ hồi trong tết, nhà cửa cứ trống trếnh trống toàng như phường nhà trọ. Bây giờ lúa mới đưa về sân, chưa tính trả nợ xong còn lại được bao nhiêu, nhưng ông Khừu đã lên kế hoạch sang phiên chợ sau là mùng năm tháng năm, tết giết sâu bọ, ông phải ngả con chó cốm để vợ chồng con cái đánh một bữa cho bõ những ngày da sát tận xương, bụng réo èo èo! Ông Khừu thu chân ngồi xếp bằng, nhìn sướng mắt như phật toạ đài sen, tay thong thả rót rượu ra hai chén vại. Nghĩa là bà cũng uống rượu ăn ớt giỏi như ông, thành thử nhà thì túng thiếu, nhưng lúc nào cũng hoà thuận vui vẻ, cấm có chuyện đá thúng đụng nia.

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Phần 4)

Chương 13 

Vố này thì không phải chỉ riêng làng Giếng Chùa mà cả xóm Mới, xóm Trại, tính sơ sơ hơn hai ngàn hộ hơn sáu ngàn khẩu cứ chăm chăm xem cánh nhà Vũ Đình sẽ hạ bệ cánh nhà Trịnh Bá thế nào. Tông tộc của Đại – Sang – Phúc – Quý Lộc – Tài sẽ dồn đẩy tông tộc của Hoành – Hàm – Long – Thủ – Ngọc – Báu vào ngõ cụt ra sao thì bỗng chách một cái, tất cả kinh ngạc đến ngã bổ chửng!

Theo lệ thường, hai giờ chiều, văn phòng Đảng ủy và ủy ban – gồm hai gian nhà ở liền nhau, mới lác đác có người đến. Nhưng hôm nay mới hai giờ kém mười lăm, Thủ đã có mặt. Quần màu be, áo cộc tay màu nước biển, tóc chải ngôi, mặt mũi điềm tĩnh. Người ngoài nhin không biết anh vui hay buồn. Thủ dựng xe rồi đứng trên hiên gọi to:

– Bác Vòi đâu? Lên mở cửa nhá

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (phần 3)

Chương 9 

Khi Đào kéo chiếc xe cải tiến thậm khích đưa chuyến lúa cuối cùng về tới nhà, thì trời vừa tắt nắng. Đào xếp lúa thành đống giữa sân, quay vào hỏi bà Son đang lúi cui trong bếp, mùi cá kho với riềng từ trong ấy bay ra thơm đậm: Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u?

Bà Son nói vọng ra cụt lủn:

– Về rồi!

Chiều này cả vợ Thủ cùng hai người em gái ông Hàm cùng đến gặt cho bà Son. Bình thường những bữa anh em giúp nhau như thế này là ông Hàm tổ chúc ăn rất sang. Cá kéo dưới ao, gà nhốt sẵn trong chuồng, rượu cất từ mấy hôm trước ông Hàm bao giờ cũng muốn chứng tỏ cả uy thế và sự sung túc với anh em họ hàng.

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (phần 2)

Chương 5

Nhận được lời nhắn, Thó sắng sẻ đến nhà ông Hàm ngay.

Chắc ông lại nhờ đi áp tải gỗ ghiếc gì đây. Ông Hàm có cậu con trai thứ khỏe mạnh, không biết bằng cách nào mà chưa hết hạn nghĩa vụ đã ra quân, rồi nhảy tót đi lao động nước ngoài, thành thử bây giờ ở nhà còn rặt đàn bà con gái, nên ông vẫn hay nhờ Thó đi áp tải gỗ về đóng đồ. Tiếng là hay ma lem ma cuội, nhưng thực tình Thó chỉ thuổng những miếng chín, chén ngay; chứ làm ăn lớn thì Thó sợ. Với lại được người như ông Hàm tin, trước khi đi bao giờ cũng lót miệng vài choạc cho ấm bụng, khi về lại cùng ông cuộn chân ngồi xếp bằng trên chiếu hoa cơm rượu bí tỉ, thế là Thó khoái. Còn ông Hàm thì thật tinh đời, vì ngoài những miếng ăn ngay, ông không phải trả một đồng công nào.

Xem tiếp

Mảnh đất lắm người nhiều ma (phần 1)

Nguyễn Khắc Trường


Chương 1
Không dè cái đói giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cả xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã. Nơi đây nếu tính từ phía bắc xuống, là địa danh cuối cùng của đất trung du. Có đủ sông ngòi đồi sim: ruộng lúa. Làng vẫn còn khung cổng tiên cổng hậu như hai ụ súng ở đầu bắc và đầu nam. Những phiến đất nung màu gan gà vừa to vừa dày ốp khít vào nhau, chắc đến đập không vỡ. Con đường chính giữa làng dài một cây số được lát bằng gạch vồ mua từ dưới Hương Canh – Vĩnh Phúc, mà lát nghiêng, nên bây giờ vẫn chắc khừ. Có số gạch lát đường này là bởi ngay xưa làng có lệ mỗi đám cưới phái nộp 200 viên. Trai làng lấy gái làng nộp 200 thế tức là môi bên có một trăm viên thôi. Nhưng nếu trai gái làng đi lấy vợ chồng ở đồng đất khác, thì gia đinh cứ cũng phải chồng đủ 200 viên. Thế mới biết ngay một làng nhỏ như cái mắt muỗi, người ta cũng không khuyến khích xuất dương, không thích mở cửa ra ngoài! Làng còn quy định những người đỗ đạt từ tú tài trở lên được nhận chức từ lý trưởng trở lên, và cả thành phân này nữa, ấy là những cô theo cách gọi nôm na là hoang thai cũng phải nộp 200 viên gạch vồ. Thành thử đường làng được lát bằng những niềm vui hạnh phúc, sự kiêu hãnh, chức danh và được lát bằng cả nỗi khổ đau ê chề của những mảnh đời.

Xem tiếp

Một số truyện rất ngắn

(Sưu tầm)

1.Chuyện cái vé
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
– Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
– Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
– Vâng.
– Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
– Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
Xem tiếp

Câu chuyện ly dị

Chồng tôi là một kỹ sư. Tôi yêu anh vì tính tình của anh hồn nhiên, đôn hậu và thành thật. Anh có nụ cười tươi tắn. Anh thường hay săn sóc tôi một cách chu đáo. Tôi cảm thấy an toàn khi dựa vào đôi vai rộng của anh.
Sau ba năm tán tỉnh và hai năm hôn nhân, tôi cảm thấy chán nản. Những đức tính của anh đã làm tôi yêu anh trước đây, nay lại trở nên nguyên nhân làm cho tôi bất ổn.

Xem tiếp . . .